Четверг, 5 декабря 2024   Підпишіться на отримання новин  RSS  Лист редактору
Популярно

Оповідання українського письменника перекладено в`єтнамською мовою


Степан Васильченко. Над Россю (переклад в’єтнамською Тхі Хоа Лі До)

Тхі Хоа Лі До

Тхі Хоа Лі До

Stepan Vasilchenko. (Ukraina)

Trên sông Ros

Chúng tôi không nhận ra rằng, trời đã nhá nhem tối và trước mặt chúng tôi, trải dài bên kia sông Ros là một ngôi làng lạ lẫm nằm trên sườn núi. Người đồng hành của tôi, một cựu giáo viên già độc thân dừng lại cạnh cây liễu, gỡ chiếc mũ rơm và lau những giọt mồ hôi trên chiếc đầu hói. Khuôn mặt rám nắng biểu thị trạng thái hưng phấn, ưỡn bộ ngực cường tráng, thở như bễ rèn, hít sâu thật sâu làn không khí mùa xuân thanh khiết.

— Giờ thì có thể nói rằng, chúng ta đã tới nơi, — ông thốt lên, khi dừng lại gần cây lê già cỗi gãy gục do cơn bão.

— Các bạn có nhìn thấy khu vườn phía dưới nhà thờ không? — ông chỉ tay về phía sông Ros, — Raiko sống trong khu vườn đó, hình như, khói bếp đang cuộn lên, chắc là ông già đang nấu cháo cho bữa tối.

Tôi nhìn theo hướng Boblưi chỉ: trên bờ cao giữa những hàng cây là đốm sáng của ngọn lửa đỏ, và làn khói lam mờ hệt như một đám mây trôi trên màu xanh của khu vườn tới tận sông Ros.

— Hàng năm, — Boblưi tiếp tục, — nơi này chỉ dành cho lũ trẻ tới đây vào mùa hè, giờ đây thì chúng ở trường học của mình, ông già thuê khu vườn này của nông dân, dựng lều và sống ở đó cho tới mùa thu. Tự nấu nướng, giặt quần áo... ông ta sống độc thân, chẳng khác gì một dị nhân.

Nhảy từ hòn đá nọ sang hòn đá kia và túm lấy những bụi cây, chúng tôi dò dẫm xuống nhà một ngư dân để mượn thuyền. Người chủ giao chìa khóa, mái chèo, và chúng tôi nhanh chóng khởi hành trên chiếc thuyền nhỏ. Tối như bưng. Từ phía dưới, như tận nơi thăm thẳm, thỉnh thoảng ngước lên nhìn thấy những vì sao nhấp nháy. Phía trên bờ những đám mây xanh thẫm, và giữa chúng nhô lên những tảng đá xám, như tàn tích của một tòa nhà. Đôi khi chúng tôi lặng lẽ bơi qua những xoáy nước nhỏ sủi bọt.

— Chọn cho mình một nơi thế này thì quả là quái thật! — Boblưi cất giọng và buông mái chèo, nhìn ra xung quanh. — Đúng là Thiên đường! Ông già thực sự đồng cảm với vẻ đẹp, mà thiên nhiên ban tặng...

Rít xong điếu thuốc và bơi tiếp; dải bờ cao càng gần chúng tôi nhanh hơn nữa, chiếc thuyền ngay lập tức mắc kẹt, sợi dây neo nổi lên, chạm vào cát rồi dừng lại. Vượt qua đám lau sậy, chúng tôi nhanh chóng tiến vào cánh đồng, nơi phảng phất đám cháy và mùi khói. Phía trước là ánh lửa leo lét từ túp lều tăm tối nhỏ làm bằng rơm; gần đó ngổn ngang các thứ chậu gang, bát, chậu, đồ uống rượu và những vật

dụng gia đình. Quanh túp lều trong bóng tối lờ mờ nổi lên một vài đõ ong. Raiko ngồi một mình trên gốc cây gần bếp lửa và đang trầm tư, mặc tưởng.

Chắc là trước đây Raiko là một người rất linh hoạt, còn bây giờ, là hình ảnh một ông già dong dỏng cao, đầu hói, với bộ râu quai nón dày đã bạc; đôi mắt màu xám trong veo, soi tỏ sự từng trải, nỗi buồn và lòng từ bi dành cho tất cả, chiếu tia nhìn thận trọng, chăm chú vào ngọn lửa qua cặp lông mày bạc rậm rì.

Тхі Хоа Лі До

Тхі Хоа Лі До

Trong chiếc áo vét tông dài, đôi ủng nam, đôi bàn tay chai sần, khiến ta liên tưởng tới công việc gắn với ruộng đồng, và chỉ khi nhìn thật chăm chú vào mắt vào gương mặt của ông, mới có thể nhận ra rằng, đó là một người lao động trí óc. Tôi đã nghe một giáo viên đồng nghiệp nói nhiều về người đồng chí của mình, ông Raiko.

Vaxili Timophevich Boblưi là người khôn ngoan, dày dạn và thực dụng luôn nói về Raiko một cách bỡn cợt; tuy nhiên, anh ta nhấn mạnh rằng, như có một sức hút mạnh nào kéo anh ta tới người bạn cũ.

— Vẫn còn hơi sức đấy chứ? — Vaxili Timophevich chào người bạn từ xa. Raiko ngẩng đầu lên.

— A-a!.. Cậu đấy ư, ông bạn già quỷ quái! Ông thốt lên vui sướng khi nhận ra Vaxili Timopheevich. — Cuối cùng thì cậu cũng thu xếp đến thăm tôi!.. Cậu dẫn theo ai thế này? — ông hỏi, và nhìn vào tôi.

Chúng tôi tiến tới và chào hỏi. Làm quen với tôi, ông giữ tay tôi thật chặt và nhìn chăm chú vào khuôn mặt tôi.

— Làm sao không thể kiếm cho mình cô ả nào đó, để mà sưởi? — Vaxili Timopheevich hỏi và nháy mắt.

— Ê, tôi biết làm gì bây giờ, nghĩ về ả nào ư, — sức khỏe thì hoàn toàn không có! — Raiko cười. — Nói cho ông biết điều này: chỉ cần được nâng niu! Chắc hẳn lại vui lòng dở chứng!..

— Hãy nghe này, Vaxili, — ông ta lại bắt đầu, — lấy vợ đi! Những năm tuổi già hãy sống cuộc sống của người bình thường, kiếm tiền và tích lũy để dành cho ai đó. Giả dụ cậu có tiền, lợn không chén hết, khi chết thì thừa kế cho ai? Vì khi cậu chết đi, thì những đồng tiền của cậu cũng tan biến thôi…

— Thế cậu nhìn thấy tôi có tiền à? — Vaxili Timophevich mỉm cười và chầm chậm lôi từ trong túi ra chai rượu vodka.

— Cất giữ mãi đấy! – Raiko thốt lên vui vẻ. — Tôi biết ơn vì tôi chỉ có nó là thân thích nhất, nó không bỏ rơi tôi… Nó cũng chẳng làm tình làm tội ai như những kẻ giàu có – ông thì thào nói với tôi. Sau đó, ông lấy từ trong lều ra nào là cốc con, bánh mì, một ít hành lá.

Lại lúi húi bên đống lửa, sao cho thoải mái hơn. Raiko, như lúc trước, lại ngồi lên gốc cây, phía ánh lửa hắt trên khuôn mặt.

Boblưi hơ lưng vào bếp, ngọn lửa táp hơi nóng lên má tôi. Loanh quanh một lúc sau một vài câu chuyện chẳng đuôi đầu, ông lại trở về chuyện tếu táo.

— Cậu có nghe thấy không, Pheođôtxi Andreevich, rằng sắp tới sẽ có đồng phục cho giáo viên ở nông thôn? — quệt râu sau một ly, ông nói với Raiko Vaxili Timopheevich. — Bộ râu của cậu rất hợp với bộ cúc màu vàng đấy — cậu có vẻ là một ngài bộ trưởng nào đó!

Raiko im lặng.

— Không, Vaxili Timopheevich, ông thốt lên một cách bức xúc, — nó phù hợp với cái trán sứt sẹo của cậu hơn!.. Cậu sẽ như một vị tướng xung trận!.. — Raiko vui vẻ và bật cười sảng khoái.

Trên trán Vaxili Timopheevich có nhiều vết sẹo, chúng như muốn kể rằng, đó là dấu ấn của trò chơi đuổi bắt thời thơ ấu... Ông ngay lập tức ngậm miệng, liếc xéo sang tôi và im lặng.

Sau đó, bằng một thứ giọng nghề nghiệp, ông hỏi Raiko:

— Thế khi nào cánh đồng của ông mới cày? Lúa mì của người ta đã trổ bông, còn ông vẫn chưa cày xong!

Raiko nhìn anh ta ngơ ngác, đôi mắt hấp háy.

— Cánh đồng nào vậy, Vaxili?

— Còn cánh đồng nào nữa? Trên cái đầu hói dính bao vết bẩn, có thể gieo được hạt lúa mì.

Raiko thẹn thùng.

— Anh đúng là quỷ, — ông mỉm cười. — Tốt nhất hãy rót đi!

Đùa giỡn chút, ông già chuyển sang câu chuyện nghiêm túc.

— Tôi không thể không hỏi ông điều này, — tiếp tục quay sang Raiko Vaxili Timopheevich, — thế vấn đề của ông với thanh tra thế nào? Ở đây có tin đồn rằng, thiếu chút nữa thì họ đưa cậu đi đày ở Xibiri đấy.

Nỗi buồn như bóng tối phủ trên gương mặt Raiko, và ông thở dài.

— Ê, tốt nhất là đừng nhắc đến!.. — ông cất lời. Im lặng một lúc, ném thêm những củi vào bếp và bắt đầu kể chuyện mình.

Câu chuyện xảy ra với Raiko tôi đã nghe thấy, giờ đây thật thú vị khi nghe chính từ miệng ông kể lại. Tôi nhích tới gần ông hơn.

Chuyện là thế này, Raiko kể. Ở trường của ông học phí của những học sinh từ vùng nông thôn, khoảng gần 20 ruble, số tiền ấy nằm nguyên ở chỗ ông; tháng cuối cùng Raiko không được nhận lương đúng kỳ hạn, mà tiền thì ông ấy quá cần – như cơ thể cần máu – phải gửi tiền học cho con trai ở trường trung học. Raiko đã mượn tạm số tiền đó và gửi cho con, với hy vọng sắp được lĩnh lương lại đập vào đó.

Không may, đúng vào lúc thanh tra sờ đến: lục lọi trong đống giấy tờ, ông ta nhìn thấy phiếu ghi tiền và hỏi Raiko tiền đâu. Raiko nói rõ sự thực. Thanh tra không thèm quan tâm và làm rùm beng lên, đe doạ sẽ đưa Raiko ra tòa.

— Nỗi cay đắng của tôi là thế đó, — Raiko thở dài. — Không dám nghĩ, không thể ngờ rằng, tôi có thể trở thành tên trộm cắp ở độ tuổi này, nhưng mà, các bạn thấy đấy, điều đó đã đến… nó rơi vào tôi, — ông tiếp tục kể, — thế là không giữ được mình trong sạch. “sự dơ dáy, — ông nói tiếp, tai bay vạ gió cho anh mà không mang đến cho dân tình. Tôi thật sự ngạc nhiên, — ông ta nói, — trong suốt thời gian làm việc, tôi đã là một người nghiêm chỉnh, để làm gương…” Quả thực chẳng lẽ kể cho ông ta nghe về sự nghèo khó của mình?

Và ông ta cần biết, về những sự việc xảy ra trong vòng một tháng không cần phải ruột để ngoài da…

Nơi đây quả là trong sạch! Và thế là, tôi nghe thấy từ miệng ông ta những từ ngữ như thế, nó xé nát trái tim tôi. Tôi thấy, ông ta thở ra như thế nào; Ngay lập tức ông ấy không thích tôi một chút nào! Ôi, hiện tại của tôi! Biết làm gì đây, ôi cái đầu đáng thương của tôi?

Tâng bốc ông ta bằng cách nào đó, kể cho ông ta nghe bất kỳ một chuyện vui hay tiếu lâm nào đó; cậu biết cách làm như thế, Vaxili Timopheevich, nói thế này khí không phải, làm như thế; để ông ta, một người chưa bao nhiêu tuổi, nhạo cười, vâng tôi trở nên tử tế hơn — may thay vì tôi không thể làm như vậy….

Ở đâu mà dễ cười thì khi đó tim dễ ngừng đập.

Có chuyện gì mà cười đến vãi linh hồn! Còn ông ta thì luôn vặn vẹo: Ông ta không muốn thấy một cuộc đời như vậy…

— Raiko bỗng im lặng.

Xung quanh trở nên tối mịt, Raiko vớ lấy que cời và khơi bếp lửa.

— Hãy cho những cành khô vào nữa, anh, bạn yêu quý ạ. Ông hướng về phía tôi. Các bạn có đôi chân của tuổi trẻ, mạnh mẽ, còn tôi, trì trệ lắm rồi, đứng lên ư — tâm trạng đau buồn… cái bệnh khớp nó hành hạ tôi. Hãy lấy ở phía sau căn lều… Đừng, con trai ơi, không phải chỗ đó, — ông kêu lên khi thấy không tôi tìm phía kia, — ở phía sau cái xô ấy…ư.

Chúng tôi ném cành cây vào bếp, những nhánh khô kêu lách tách trong ngọn lửa xanh. Một lần nữa dường như chòm râu xám và cái đầu hói của Raiko, thoát ra khỏi bóng tối, giống như khuôn mặt xám xịt của Vaxili Timopheevich, những cành lê non được chiếu sáng lên.

— Bị tống cổ đến tòa án, tôi nghĩ, — Raiko tiếp tục kể, — và nỗi hổ thẹn, sự túng quẫn trong tuổi già… Chút nữa thì tôi nhận được phần thưởng xứng đáng cho mình sau 40 năm trung thành phục vụ… Và cậu có tin không — cơn tuyệt vọng này đã khiến trái tim tôi hóa đá… Ôi, tôi nghĩ, muốn ra sao thì ra: tôi can đảm nói với anh ta!.. Và không biết là tôi lấy đâu ra dũng khí đó… Danh dự của anh! — tôi nói chỉ mình tôi nghe thấy giọng mình run rẩy: thế là tôi khóc, — 38 năm, tôi nói, Raiko phục vụ trong nhà trường nhân dân, cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho nó; và dù nghèo khó vẫn không đánh đổi tuổi già và tên mình vì 20 ruble!

Tôi không ăn cắp số tiền đó — tôi mượn, hoàn cảnh túng bấn bắt buộc tôi. Anh có tội, tôi nói, khi anh không để lại mẩu bánh mì cho tuổi già và làm nhục mái tóc bạc của tôi!.. Ừ và hãy nhớ lấy những điều đó… tôi đã bật khóc…

Raiko nói không ngừng và cúi đầu.

— Rồi sao? — im lặng một chút, Vaxili Timopheevich hỏi.

— Ông ta không nói gì. Đứng đó, cau có, im lặng, rồi sau đó: “Thật khổ, — ông ta nói, — với những người như thế này”. Và không nói một lời, không từ biệt, ông ta bỏ đi và lên xe mất hút. Không biết ông ấy đã làm những gì với tôi. Có tin đồn, là ông ấy dọa chuyển tôi tới trường khác.

Điều đó chưa hẳn là đã xấu, còn thực ra thì có lẽ phải ra tòa?

— Hãy bỏ ý nghĩ ấy đi, Phêđôxi, — Vaxili Timopheevich an ủi ông. Không có chuyện gì xảy ra với ông cho đến cuối đời đâu; thanh tra của chúng ta — là một người còn trẻ tuổi, nôn nóng, và không gây ra rắc rối đâu. Thực tế, anh ta không có ác tâm.

— Hơn hết thảy, bạn thân quý, có thể chờ đợi ở con người, sau một tiếng thở dài, Raiko thốt lên.

Chúng tôi tiếp tục rót đầy cốc.

— Hãy quấn vào, đưa điếu thuốc cho tôi, anh bạn trẻ, — ông ấy quay sang tôi, thấy tôi định châm thuốc hút. Cứ thế quấn vào, chẳng biết tại sao tay tôi lạnh quá.

Một chút im lặng.

— Rõ ràng sự di chuyển — quả thực không phải là món quà — Raiko hướng sang Vaxili Timopheevich. — Nếu một hoặc hai lần xê dịch, quỷ tha ma bắt, thì tôi đã từ nơi nọ đến nơi kia tới mười tám lần, điều đó có nghĩa là: mỗi lần lại phải bắt đầu xây dựng lại cuộc sống từ đầu.

Cần có mọi vật dụng gia đình, làm quen với những người mới, quen với trường học, với bọn trẻ con. Nhớ lại cuộc đời mình — và cậu thấy đấy chỉ một chuỗi di chuyển không thôi: nơi thì nhà cửa tồi tệ, nơi thì con người ngốc nghếch, nơi thì nhân viên công quyền đeo bám, nơi thì rơi vào đói khát, nơi thì người ta xua đuổi… còn niềm vui, những ngày sáng sủa — hầu như không hề hiện diện — ông chuyển ánh mắt sang phía tôi.

— Chỉ được một điều, cậu nhớ rằng, tám năm sống cùng vợ, khi đó, cậu trở nên hiểu biết, rất ít để ý.

Đã từng là một người đàn bà tốt, cầu đất mẹ che chở vợ tôi, một người vui tính, chăm chỉ; và năm đầu tiên, khi chúng tôi mới cưới, đúng là năm hạnh phúc nhất trong cuộc đời dằng dặc của tôi. Chỉ hiềm những mối âu lo và nỗi nghèo khó chẳng bao lâu đè nặng lên cô ấy.

Năm nọ tiếp năm kia cô ấy trở nên lặng lẽ hơn, thôi không hát nữa, tôi nhận thấy cô ấy héo mòn dần, ốm thường xuyên, và vào một mùa thu tôi mãi mãi mất cô ấy.

Ôi, đó là cả một năm tai họa — tôi không rõ, lúc ấy tôi điên rồ như thế nào. Không khả năng chôn cất, và tôi, để người đã khuất trong nhà với hai đứa trẻ, chúng tự lo liệu cho nhau, vượt mười hai dặm đến nhà người quen. Đường phố nhớp nháp, mưa như trút nước… Tôi đến anh bạn, bắt gặp anh ở nhà. “Bạn ơi, — tôi nói, — câu nọ lộn câu kia: Hãy giúp tôi với!”.

Cầu chúa phù hộ cho người đã khuất — có lẽ, và anh ấy cũng mất rồi — người bạn đã hỗ trợ tôi vậy đó; cho tôi vay đến những đồng tiền cuối cùng. Tôi đã an táng cho vợ như thế, và chỉ còn lại tôi với hai đứa trẻ. Thời gian dài lê thê, những đêm u sầu và ngày buồn bã, túng bấn và cô độc. Lũ trẻ chạy nhảy nhem nhuốc, rách rưới, đói khát, còn tôi đầu óc trống rỗng: đi lang thang như một đám mây. Rồi dần dần cũng hồi tỉnh. Cám ơn mọi người đã tới thăm hỏi và giúp đỡ: ai cũng thấy — con người hình như không thể sống cho riêng mình. Họ chăm chút, giặt giũ quần áo cho lũ trẻ. Người thì mang đến củ cải, người này cho khoai tây, người kia mang bánh mì, sữa cho mấy đứa trẻ. Thật ngại khi tiếp nhận tất cả, nhưng biết làm sao, — xin cúi mình, biết ơn...

Thực thà, ông ấy kể tất cả mọi chuyện, và trong giọng nói rành rọt của ông không hề nhận thấy một chút muộn phiền hoặc ca thán. Như chuyện cổ tích, giống như một bài hát cổ — không giãi bày về bản thân mà về một người nào khác — ông hồi tưởng những kỷ niệm cuộc đời mình, thổi vào đó nỗi buồn lặng lẽ, để nó

chỉ tồn tại trong trái tim của ông từ những cuộc phiêu lưu nóng bỏng và gay cấn trong quá khứ.

Vaxili Timopheevich im lặng và dõi theo nơi nào đó phía trên ngọn lửa. Gương mặt ông — thật tức cười, được tôi luyện như thép, được thay đổi, có vẻ ưa nhìn hơn. Thảng hoặc, đôi mắt nâu ranh mãnh luôn nheo nheo, giờ đã nhìn thẳng, đăm chiêu, u uẩn.

Tôi chưa từng thấy ông như vậy, nhưng giờ tôi đã hiểu, rằng đó là do người đàn ông tinh khôn, mạnh mẽ, lôi cuốn, rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều biết dành phần thắng những người bạn cũ dở hơi.

— Nhìn vào ông, Pheođôxi, — Boblưi thốt lên khe khẽ, — thật không thể tin rằng — đó chính là Pheođôxi Raiko, với mái tóc xoăn, đôi mắt rực lửa, thời thanh niên, có lúc nổi tiếng khắp nơi! — hướng về phía tôi: Đôi khi, thế giới gửi ai đó tới ngài thống đốc? Gửi Raiko chăng! Ai gây gổ với nhà thầu hay cảnh sát? Raiko! Ai hay cãi cọ với người cai thầu hay cảnh sát? Raiko… Hoặc, cậu có nhớ, những vụ huyên náo cậu đã gây ra ở vụ hành quyết Grigorevka? Ê, Pheođôxi, chúng ta đã già rồi… Boblưi thở dài rồi im lặng.

— Đã từng, đã từng… — Raiko gật gù, — tất cả đã từng qua… Ồn ào, ầm ĩ, rồi tan biến. Và cậu, Vaxili, ranh mãnh từ khi còn trẻ, — ông ta tiếp tục. Biết cách tích cóp cho mình từng copếch… không có nghĩa chúng ta là những kẻ ngốc nghếch, — giờ đây đến ruồi đậu cũng chẳng buồn xua.

Người ta vẫn không thôi chạy theo các nhu cầu.

Ừ chẳng lẽ chỉ theo đuổi thứ đó thôi sao?

Bạn phải cho cấp trên biết lòng biết ơn đối với lòng biết ơn đã đã vụt bay đi.

Cậu thật hạnh phúc, Vaxili, trời đã ban cho cậu một tài năng như vậy, — không chút mai mỉa, Raiko nói và thở dài.

Ngọn lửa đã tàn; chỉ còn leo lét đó đây dưới màu tro xám. Bóng tối từ từ đặc quánh lại; màn đêm kéo đến. Trên đầu chúng tôi là vòm trời, chòm Xtozari treo cao giữa những đám sao tán bạc.

Ở nơi nào đó trên sông Ros, một giọng hát trẻ trung cất lên quấn quýt: «Anh đang ở đâu, số phận của em, không sao với tới anh!» – hòa quyện trong hương mùa xuân lời ca khúc nóng bỏng. Raiko lắng nghe. Đầu gật gật về hướng đó:

— Chúng đang hát, những học sinh của tôi… Các bạn thấy không – cuộc sống là thế, số phận níu kéo bạn đến với nó. Họ đang vui vì, họ nghĩ – ánh sáng vẫy gọi, họ đi tới làng quê, thắng vào ách – ôi-ôi-ôi: nơi mọi thứ sẽ xẩy ra!.. Nào, giờ đây cứ tin rằng – hãy sống. Họ nói – đứa trẻ mồ côi trong mặt trời mơ ước, còn mặt trời thật sự sưởi ấm… Gửi cho họ, số phận, cái mà họ yêu cầu ở bạn, gửi cho họ niềm hạnh phúc trong cuộc đời, tuổi trẻ bừng sáng, đỏ tươi, và sau đó là tuổi già yên bình! – Raiko thì thầm, giống như cầu nguyện, thả lên trời những điều ước với đôi mắt nhân hậu và buồn bã.

Sau một tiếng chúng tôi lại ngồi với Boblưi trong khoang thuyền và, lặng lẽ chèo, sông Ros êm đềm trôi. Không hiểu sao chẳng ai muốn cất lời. Cả tôi, cả Boblưi theo đuổi những ý nghĩ riêng mình. Tôi không biết phải nghĩ gì về ông già ngồi phía trước tôi, chỉ mới bắt đầu nghề giáo, lần đầu tiên tôi đặt cho mình một câu hỏi rõ ràng: tôi nên đi theo con đường nào?

Có nên đi theo vết chân của Boblưi và ngay lập tức bắt đầu lo cho mình một chỗ béo bở trong cuộc sống; hay, vứt bỏ những mơ ước thời thanh xuân, đi theo con đường chông gai, mà Raiko đã trải qua; hoặc, có thể, tạm thời chưa muộn, cần thay đổi, số phận rách nát của nghề giáo, tự mình hướng tới thế giới tìm lối đi tốt đẹp hơn cho mình.

Đã muộn rồi. Màn sương giăng từ mặt nước, phả hơi lạnh lẽo. Sau vách đá trời bắt đầu sáng dần. Con thuyền, như một chiếc bóng, trườn vào bờ...

Dịch từ nguyên bản tiếng Nga

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý (Hội viên Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga – Hội viên Hội nhà văn Hà Nội)

В’єтнамською мовою оповідання Степана Васильченка «Над Россю» переклала письменниця, перекладач Тхі Хоа Лі До (В’єтнам, Україна)

Попередні оповідання Степана Васильченка у перекладі різними мовами світу:

1) казахською мовою “КҮЗГІ ЭСКИЗ — «Осінній ескіз»

2) «Чайку» українського письменника побачив світ білоруською мовою

3) Арабською мовою побачив світ оповідання українського класика

Організатор міжнародного проекту «Переклади оповідань українського письменника Степана Васильченка мовами світу» – Сергій Дзюба, письменник, журналіст, президент Міжнародної літературно-мистецької Академії України, яка об’єднує письменників, перекладачів, науковців, журналістів і громадських діячів із 53 країн. Автор 70-ти книжок. Твори Сергія Дзюби перекладені понад 60-ма мовами і надруковані в 40-а країнах. Лауреат багатьох міжнародних та національних премій в Україні, Англії, Німеччині, Італії, Канаді, Бельгії, Сербії, Болгарії, Македонії, Польщі, Румунії, Росії, Білорусі та Казахстані, зокрема, нагороджений міжнародними преміями ім. Людвіга Нобеля, Ернеста Хемінгуея та Франческо Петрарки.


Добавить комментарий

Ваш адрес email не будет опубликован. Обязательные поля помечены *

© 2024 Біла хата
Наші матеріали розміщувати в інших виданнях дозволяється лише при умові зазначення гіперпосилання публікації на сайті http://bilahata.net/